Phòng vé máy bay Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh, Quận 1 là quận nội thành nằm ở vị trí trung tâm thành phố, là trung tâm hành chính, văn hoá, thương mại và tài chính của thành phố Hồ Chí Minh. Bắc giáp rạch Thị Nghè ngăn cách với quận Bình Thạnh. Đông giáp sông Sài Gòn ngăn cách với quận 2, có cầu Sài Gòn và cầu Thủ Thiêm bắc qua. Đông Nam giáp sông Bến Nghé, ngăn cách với quận 4, có cầu Khánh Hội bắc qua. Tây Nam giáp quận 5, ranh giới là đường Nguyễn Văn Cừ. Tây giáp quận 3, ranh giới là đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Hai Bà Trưng. Tây Bắc giáp quận Phú Nhuận, ranh giới là rạch Thị Nghè, có cầu Kiệu bắc qua trên đường Hai Bà Trưng.
Phòng vé máy bay Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh
Giới thiệu về Quận 1
Diện tích: 7,73 km2
Dân số: 200.768 người (năm 2006)
Các phường: Tân Định, Đa Kao, Bến Nghé, Bến Thành, Nguyễn Thái Bình, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Cư Trinh, Cô Giang, Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho.
Tổng quan
Quận 1 là quận nội thành nằm ở vị trí trung tâm thành phố, là trung tâm hành chính, văn hoá, thương mại và tài chính của thành phố Hồ Chí Minh. Bắc giáp rạch Thị Nghè ngăn cách với quận Bình Thạnh. Đông giáp sông Sài Gòn ngăn cách với quận 2, có cầu Sài Gòn và cầu Thủ Thiêm bắc qua. Đông Nam giáp sông Bến Nghé, ngăn cách với quận 4, có cầu Khánh Hội bắc qua. Tây Nam giáp quận 5, ranh giới là đường Nguyễn Văn Cừ. Tây giáp quận 3, ranh giới là đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Hai Bà Trưng. Tây Bắc giáp quận Phú Nhuận, ranh giới là rạch Thị Nghè, có cầu Kiệu bắc qua trên đường Hai Bà Trưng.
Trụ sở Ủy ban nhân dân TP.HCM
Khung cảnh chợ Bến thành về đêm
Đến với quận 1, du khách sẽ có dịp tham quan những công trình kiến trúc tiêu biểu cho nét đẹp xưa của thành phố như: Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh, Di tích Trụ Sở UBND Thành Phố Hồ Chí Minh, nhà thờ Đức Bà, dinh Thống Nhất, Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam, Công viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn, chợ Bến Thành , công viên Tao Đàn...và nhiều khu vui chơi giải trí cùng các trung tâm thương mại và các cao ốc hiện đại khác.
Điều kiện tự nhiên
Bưu điện Thành phố
Một phần Quận 1
Vùng đất quận 1 được hình thành trên nền phù sa cổ sông Đồng Nai, có bề dày hàng chục ngàn năm tuổi. Địa hình cao hơn mặt nước biển từ 2 - 6m, nền đất nén dẽ, giàu đá ong, nằm dọc theo bờ sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé. Đất đai thường xuyên được phù sa bồi đắp nên rất màu mỡ, rất thích hợp cho xây dựng và trồng trọt.
Quận 1 nằm trong đới khí hậu gần ven biển, đón hướng gió mát từ Cần Giờ về. Với độ nóng trung bình hàng năm 26oC và lượng mưa trung bình 1.800 mm, đây là một trong vài khu vực của thành phố được hưởng sự thông thoáng, ẩm mát quanh năm. Quận có nguồn tài nguyên nước ngầm rất phong phú. Qua nhiều năm khai thác, sử dụng, nguồn nước ngầm ở quận 1 có lúc bị nhiễm mặn nhưng dần dần vẫn được phục hồi như cũ, có trữ lượng lớn, độ tinh khiết cao.
Lịch sử
Khung cảnh một phần của Quận 1
Khung cảnh bên sông Sài gòn
Khu vực quận 1 ngày nay, xưa là vùng Sài Gòn - Bến Nghé, một trong những nơi tập trung dân cư sớm nhất của vùng đất phương Nam. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược thì vùng đất Sài Gòn được chọn làm nơi đặt huyện lỵ huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Từ đó về sau, trong suốt quá trình phát triển của lịch sử, nơi đây luôn được chọn làm trung tâm của các đơn vị hành chính. Năm 1820, là huyện lỵ của huyện Bình Dương, phủ lỵ phủ Tân Bình, trấn Phiên An.
Đầu thời Pháp thuộc, Sài Gòn là vừa là huyện lỵ huyện Bình Dương, vừa là phủ lỵ phủ Tân Bình, vừa là tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định. Năm 1864, Pháp xây dựng Sài Gòn thành một thành phố hiện đại theo kiểu phương Tây để làm thủ phủ của toàn cõi Đông Dương. Lúc này, Sài Gòn mới quy hoạch được khu vực ven bờ sông Sài Gòn từ rạch Thị Nghè đến kinh Bến Nghé dài 2km và nới vào sâu đến đường Nguyễn Thị Minh Khai bây giờ khoảng 1km. Diện tích thành phố khi ấy chỉ rộng khoảng 2km2, hơn ¼ diện tích quận 1 bây giờ một chút.
Tháng 2-1865, Pháp đặt tên Pháp cho 20 đường phố Sài Gòn, tất cả đều là những đường phố nằm trên đất quận 1. Từ năm 1868 về sau, nhiều kinh rạch bị lấp để làm đường phố như đường Nguyễn Huệ (kinh Lấp) - Hàm Nghi - Lê Lợi - Pasteur.
Năm 1870: các đường phố ở quận 1 được trồng cây hai bên lề.
Năm 1873: xây lát vỉa hè, thoát nước.
Năm 1879: định phép ghi số nhà.
Năm 1908: đặt ống cống thoát nước.
Năm 1909: thay đèn đường dầu hỏa, khí đốt bằng đèn điện.
Năm 1914: khánh thành chợ Bến Thành mới được xây trên nền của một vũng đầm được san lấp lại.
Như vậy, Sài Gòn với quận 1 là trung tâm đã tiến dần đến kiểu dáng một đô thị phương Tây với đường phố dọc ngang thẳng tắp, có cây xanh, vỉa hè đường phố và hệ thống chiếu sáng, cống thoát nước ...
Từ đầu thế kỷ 20 đến những năm 30, Pháp đã xây dựng hầu như hoàn chỉnh đô thị Sài Gòn, mà phần lớn được tập trung xây dựng ở quận 1 và một phần ở quận 3 ngay nay. Những công trình kiến trúc tiêu biểu mang phong cách châu Âu được xây trên đất quận 1 là: Nhà thờ Đức Bà (1877 - 1880), Bưu điện Thành phố (1886 - 1891), Nhà hát Thành phố (1900), Dinh Xã Tây (Ủy ban Nhân dân Thành phố, 1898 - 1909), Dinh Gia Long (Bảo tàng Cách mạng, 1885 - 1890), Tòa án nhân dân thành phố (1881 - 1885), Ngân hàng Đông Dương, bệnh viện (Sài Gòn, Nhi đồng 2, Phụ sản Từ Dũ), các khách sạn lớn như Majestic, Continental, Palace, các hãng buôn Charner, Poinsard et Veyret, Shell...
Từ năm 1955 đến năm 1975, Sài Gòn là thủ đô của chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Thời kỳ này cũng có những công trình kiến trúc được xây mới hoặc tôn tạo. Trên địa bàn quận 1 có một số công trình mới xây dựng đáng kể như dinh "Độc lập" (nay là dinh Thống nhất), Thư viện, nhiều ngân hàng, khách sạn cao tầng.
Sau ngày miền Nam giải phóng, diện tích thành phố được mở rộng do sáp nhập các vùng lân cận từ tỉnh Gia Định và Chợ Lớn cũ. Vùng đất quận Nhất và quận Nhì của Sài Gòn xưa được gộp thành quận 1 của thành phố Hồ Chí Minh.
Kinh tế
Quận 1 là trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh về các lĩnh vực như: Hành chính và ngoại giao, Dịch vụ - Tài chính - Ngân hàng, Văn hoá - Du lịch - Thương mại...Theo thông tin từ website Đảng bộ quận 1, doanh thu dịch vụ - thương mại của quận trong năm 2000 đạt trên 325,7 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu có năm đạt trên 33 triệu USD. Theo thông tin của Cục Thống kê thành phố, năm 2006, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quật đạt 426.357 triệu đồng, đứng đầu trong các quận huyện của thành phố.
Khung cảnh Quận 1 về đêm
Lễ hội đón xuân
Giao thông
Quận 1 có hệ thống giao thông thủy bộ thuận tiện cho việc mở mang, giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Nằm bên bờ sông Sài Gòn, quận 1 tiếp cận các đầu mối giao thông đường thủy thông qua các cảng Sài Gòn, Khánh Hội. Hệ thống kinh rạch Bến Nghé - Thị Nghè tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận chuyển hàng hóa, hành khách từ trung tâm thành phố đi các nơi và ngược lại. Dọc bờ sông, kinh, rạch của quận có cảng nhỏ, cầu tàu, công xưởng sửa chữa, đóng tàu, xà lan ... tạo thành những yếu tố mở mang giao thương, dịch vụ. Mạng lưới đường bộ của quận 1 khá hoàn chỉnh, không những đảm bảo sự thông thoáng cho lưu thông nội thị mà còn có các trục đường chính đi đến sân bay, nhà ga, hải cảng và các cửa ngõ của thành phố để đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước.
(Sưu tầm)
(saigon24h.vn)
24HBAY phục vụ khách hàng trên 64 tỉnh thành khắp cả nước - Muavere.net.vn
Dù bạn đang ở bất cứ nơi đâu: điểm địa đầu Tổ quốc - Hà Giang hay mảnh đất đầy nắng gió Quảng Bình tới “rốn” cà phê Tây Nguyên cho đến miền cực Nam Tổ quốc – Cà Mau hay những hòn đảo xa xôi như Phú Quốc, Côn Đảo…bất kể khi nào bạn muốn đặt vé máy bay, 24HBAY.COM.VN sẽ phục vụ bạn chu đáo! 24HBAY bán vé máy bay và hỗ trợ khách hàng tại tất cả 64 tỉnh thành trên toàn quốc.
* Để biết thông tin chi tiết và đặt vé máy bay du lịch, Quý khách vui lòng liên hệ với các phòng vé và đại lý vé máy bay của Vietnam Airlines, hoặc gọi số: Vinh 0987.747.037, Hà Nội 0937.099.188, TP.Hồ Chí Minh 0988137.557 Bình Dương 0650.629.6651 - 0988.323.141, Phú Thọ 0975.323.499, Đà Nẵng 0968.919.757
Phòng vé máy bay Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh
Giới thiệu về Quận 1
Diện tích: 7,73 km2
Dân số: 200.768 người (năm 2006)
Các phường: Tân Định, Đa Kao, Bến Nghé, Bến Thành, Nguyễn Thái Bình, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Cư Trinh, Cô Giang, Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho.
Tổng quan
Quận 1 là quận nội thành nằm ở vị trí trung tâm thành phố, là trung tâm hành chính, văn hoá, thương mại và tài chính của thành phố Hồ Chí Minh. Bắc giáp rạch Thị Nghè ngăn cách với quận Bình Thạnh. Đông giáp sông Sài Gòn ngăn cách với quận 2, có cầu Sài Gòn và cầu Thủ Thiêm bắc qua. Đông Nam giáp sông Bến Nghé, ngăn cách với quận 4, có cầu Khánh Hội bắc qua. Tây Nam giáp quận 5, ranh giới là đường Nguyễn Văn Cừ. Tây giáp quận 3, ranh giới là đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Hai Bà Trưng. Tây Bắc giáp quận Phú Nhuận, ranh giới là rạch Thị Nghè, có cầu Kiệu bắc qua trên đường Hai Bà Trưng.
Trụ sở Ủy ban nhân dân TP.HCM
Khung cảnh chợ Bến thành về đêm
Đến với quận 1, du khách sẽ có dịp tham quan những công trình kiến trúc tiêu biểu cho nét đẹp xưa của thành phố như: Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh, Di tích Trụ Sở UBND Thành Phố Hồ Chí Minh, nhà thờ Đức Bà, dinh Thống Nhất, Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam, Công viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn, chợ Bến Thành , công viên Tao Đàn...và nhiều khu vui chơi giải trí cùng các trung tâm thương mại và các cao ốc hiện đại khác.
Điều kiện tự nhiên
Bưu điện Thành phố
Một phần Quận 1
Vùng đất quận 1 được hình thành trên nền phù sa cổ sông Đồng Nai, có bề dày hàng chục ngàn năm tuổi. Địa hình cao hơn mặt nước biển từ 2 - 6m, nền đất nén dẽ, giàu đá ong, nằm dọc theo bờ sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé. Đất đai thường xuyên được phù sa bồi đắp nên rất màu mỡ, rất thích hợp cho xây dựng và trồng trọt.
Quận 1 nằm trong đới khí hậu gần ven biển, đón hướng gió mát từ Cần Giờ về. Với độ nóng trung bình hàng năm 26oC và lượng mưa trung bình 1.800 mm, đây là một trong vài khu vực của thành phố được hưởng sự thông thoáng, ẩm mát quanh năm. Quận có nguồn tài nguyên nước ngầm rất phong phú. Qua nhiều năm khai thác, sử dụng, nguồn nước ngầm ở quận 1 có lúc bị nhiễm mặn nhưng dần dần vẫn được phục hồi như cũ, có trữ lượng lớn, độ tinh khiết cao.
Lịch sử
Khung cảnh một phần của Quận 1
Khung cảnh bên sông Sài gòn
Khu vực quận 1 ngày nay, xưa là vùng Sài Gòn - Bến Nghé, một trong những nơi tập trung dân cư sớm nhất của vùng đất phương Nam. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược thì vùng đất Sài Gòn được chọn làm nơi đặt huyện lỵ huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Từ đó về sau, trong suốt quá trình phát triển của lịch sử, nơi đây luôn được chọn làm trung tâm của các đơn vị hành chính. Năm 1820, là huyện lỵ của huyện Bình Dương, phủ lỵ phủ Tân Bình, trấn Phiên An.
Đầu thời Pháp thuộc, Sài Gòn là vừa là huyện lỵ huyện Bình Dương, vừa là phủ lỵ phủ Tân Bình, vừa là tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định. Năm 1864, Pháp xây dựng Sài Gòn thành một thành phố hiện đại theo kiểu phương Tây để làm thủ phủ của toàn cõi Đông Dương. Lúc này, Sài Gòn mới quy hoạch được khu vực ven bờ sông Sài Gòn từ rạch Thị Nghè đến kinh Bến Nghé dài 2km và nới vào sâu đến đường Nguyễn Thị Minh Khai bây giờ khoảng 1km. Diện tích thành phố khi ấy chỉ rộng khoảng 2km2, hơn ¼ diện tích quận 1 bây giờ một chút.
Tháng 2-1865, Pháp đặt tên Pháp cho 20 đường phố Sài Gòn, tất cả đều là những đường phố nằm trên đất quận 1. Từ năm 1868 về sau, nhiều kinh rạch bị lấp để làm đường phố như đường Nguyễn Huệ (kinh Lấp) - Hàm Nghi - Lê Lợi - Pasteur.
Năm 1870: các đường phố ở quận 1 được trồng cây hai bên lề.
Năm 1873: xây lát vỉa hè, thoát nước.
Năm 1879: định phép ghi số nhà.
Năm 1908: đặt ống cống thoát nước.
Năm 1909: thay đèn đường dầu hỏa, khí đốt bằng đèn điện.
Năm 1914: khánh thành chợ Bến Thành mới được xây trên nền của một vũng đầm được san lấp lại.
Như vậy, Sài Gòn với quận 1 là trung tâm đã tiến dần đến kiểu dáng một đô thị phương Tây với đường phố dọc ngang thẳng tắp, có cây xanh, vỉa hè đường phố và hệ thống chiếu sáng, cống thoát nước ...
Từ đầu thế kỷ 20 đến những năm 30, Pháp đã xây dựng hầu như hoàn chỉnh đô thị Sài Gòn, mà phần lớn được tập trung xây dựng ở quận 1 và một phần ở quận 3 ngay nay. Những công trình kiến trúc tiêu biểu mang phong cách châu Âu được xây trên đất quận 1 là: Nhà thờ Đức Bà (1877 - 1880), Bưu điện Thành phố (1886 - 1891), Nhà hát Thành phố (1900), Dinh Xã Tây (Ủy ban Nhân dân Thành phố, 1898 - 1909), Dinh Gia Long (Bảo tàng Cách mạng, 1885 - 1890), Tòa án nhân dân thành phố (1881 - 1885), Ngân hàng Đông Dương, bệnh viện (Sài Gòn, Nhi đồng 2, Phụ sản Từ Dũ), các khách sạn lớn như Majestic, Continental, Palace, các hãng buôn Charner, Poinsard et Veyret, Shell...
Từ năm 1955 đến năm 1975, Sài Gòn là thủ đô của chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Thời kỳ này cũng có những công trình kiến trúc được xây mới hoặc tôn tạo. Trên địa bàn quận 1 có một số công trình mới xây dựng đáng kể như dinh "Độc lập" (nay là dinh Thống nhất), Thư viện, nhiều ngân hàng, khách sạn cao tầng.
Sau ngày miền Nam giải phóng, diện tích thành phố được mở rộng do sáp nhập các vùng lân cận từ tỉnh Gia Định và Chợ Lớn cũ. Vùng đất quận Nhất và quận Nhì của Sài Gòn xưa được gộp thành quận 1 của thành phố Hồ Chí Minh.
Kinh tế
Quận 1 là trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh về các lĩnh vực như: Hành chính và ngoại giao, Dịch vụ - Tài chính - Ngân hàng, Văn hoá - Du lịch - Thương mại...Theo thông tin từ website Đảng bộ quận 1, doanh thu dịch vụ - thương mại của quận trong năm 2000 đạt trên 325,7 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu có năm đạt trên 33 triệu USD. Theo thông tin của Cục Thống kê thành phố, năm 2006, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quật đạt 426.357 triệu đồng, đứng đầu trong các quận huyện của thành phố.
Khung cảnh Quận 1 về đêm
Lễ hội đón xuân
Giao thông
Quận 1 có hệ thống giao thông thủy bộ thuận tiện cho việc mở mang, giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Nằm bên bờ sông Sài Gòn, quận 1 tiếp cận các đầu mối giao thông đường thủy thông qua các cảng Sài Gòn, Khánh Hội. Hệ thống kinh rạch Bến Nghé - Thị Nghè tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận chuyển hàng hóa, hành khách từ trung tâm thành phố đi các nơi và ngược lại. Dọc bờ sông, kinh, rạch của quận có cảng nhỏ, cầu tàu, công xưởng sửa chữa, đóng tàu, xà lan ... tạo thành những yếu tố mở mang giao thương, dịch vụ. Mạng lưới đường bộ của quận 1 khá hoàn chỉnh, không những đảm bảo sự thông thoáng cho lưu thông nội thị mà còn có các trục đường chính đi đến sân bay, nhà ga, hải cảng và các cửa ngõ của thành phố để đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước.
(Sưu tầm)
(saigon24h.vn)
24HBAY phục vụ khách hàng trên 64 tỉnh thành khắp cả nước - Muavere.net.vn
Dù bạn đang ở bất cứ nơi đâu: điểm địa đầu Tổ quốc - Hà Giang hay mảnh đất đầy nắng gió Quảng Bình tới “rốn” cà phê Tây Nguyên cho đến miền cực Nam Tổ quốc – Cà Mau hay những hòn đảo xa xôi như Phú Quốc, Côn Đảo…bất kể khi nào bạn muốn đặt vé máy bay, 24HBAY.COM.VN sẽ phục vụ bạn chu đáo! 24HBAY bán vé máy bay và hỗ trợ khách hàng tại tất cả 64 tỉnh thành trên toàn quốc.
* Để biết thông tin chi tiết và đặt vé máy bay du lịch, Quý khách vui lòng liên hệ với các phòng vé và đại lý vé máy bay của Vietnam Airlines, hoặc gọi số: Vinh 0987.747.037, Hà Nội 0937.099.188, TP.Hồ Chí Minh 0988137.557 Bình Dương 0650.629.6651 - 0988.323.141, Phú Thọ 0975.323.499, Đà Nẵng 0968.919.757