You are not connected. Please login or register

View previous topic View next topic Go down Message [Page 1 of 1]

lacgiuadoi
lacgiuadoi Thành viên quen thuộc

Tổng số bài gửi : 265

VNĐ : 797

Uy tín : 0

Gia Nhập : 2014-05-02

Age : 43

Đến từ : TPHCM

Không khí mua sắm tại Hà Nội trong hai ngày cuối tuần qua nhộn nhịp hẳn lên, lượng khách hàng và sức mua tăng đột biến. Ngoài hệ thống thương mại hiện có, các doanh nghiệp ở Thủ đô còn tổ chức hơn 1.100 điểm bán hàng bình ổn giá, gần 180 chuyến bán hàng tại khu vực ngoại thành, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Các đơn vị đều cam kết đóng cửa muộn trong ngày cuối năm và sớm mở cửa hoạt động trở lại sau Tết, bảo đảm ổn định nguồn hàng và giá hàng hóa trên thị trường.

CLICK VÀO Để Rất Có thể bạn thích => [You must be registered and logged in to see this link.]


Tối 30-1, siêu thị VinMart Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) sắp đến giờ đóng cửa nhưng vẫn còn rất nhiều khách hàng mải mê mua sắm. Chung quanh các quầy bánh, mứt, kẹo, rượu, nước giải khát, thực phẩm... chật kín khách. Người nào cũng nhặt hàng chất đầy các giỏ xách, xe đẩy. Tại siêu thị FiviMart Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), không khí mua sắm cũng đông đúc không kém. Toàn bộ khu vực gần khu thanh toán đã được siêu thị dành riêng cho các mặt hàng phục vụ Tết như bánh kẹo các loại, trà, nước giải khát, rượu, hoa quả, khay đĩa bày mứt... để khách hàng tiện lựa chọn. Hàng loạt các giỏ quà Tết với các mức giá khác nhau cũng được bày biện, đóng gói đẹp mắt. Nhân viên các quầy thu ngân, bộ phận gói quà làm việc luôn tay, mà vẫn không kịp phục vụ khách hàng. Phía bên ngoài siêu thị, các xe ô-tô tải liên tục chở hàng về kho để các nhân viên nhanh chóng phân loại, đóng gói... bổ sung cho các quầy hàng. Ngoài ra, các tuyến phố chuyên doanh ở khu phố cổ, các chợ đầu mối Long Biên, Đồng Xuân, Minh Khai,… không khí buôn bán cũng hối hả, tất bật.

Dịp Tết là đợt mua sắm cao điểm nhất trong năm, các siêu thị trên địa bàn Thủ đô đều đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa, bổ sung nhân lực, thiết kế lại quầy kệ…, tập trung phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Đại diện hệ thống siêu thị Big C Hồ Quốc Nguyên cho biết, những ngày này, lượng khách đến siêu thị đã tăng 20 đến 30% so ngày thường. Riêng hai ngày cuối tuần 21 và 22 tháng Chạp, lượng khách tăng đến 50%. Khách hàng chủ yếu mua các loại bánh mứt kẹo, đồ khô, đồ uống, đồ trang trí nhà cửa… và một ít các loại thực phẩm tươi để tổ chức tất niên. Còn các loại rau củ quả, đồ đông lạnh, tươi sống thì phải đến ngày 28, 29 Tết, người dân mới mua nhiều. Hệ thống siêu thị Big C đã triển khai chương trình khuyến mãi đến 50% áp dụng cho nhiều mặt hàng phục vụ Tết. Đồng thời, tăng cường các vị trí bảo vệ, thu ngân, nhân viên… nhằm bảo đảm hàng hóa dồi dào, hỗ trợ tư vấn khách hàng kịp thời, nhận gói quà, giao hàng miễn phí khi khách hàng có nhu cầu.

Theo đại diện Sở Công thương TP Hà Nội, Tết năm nay, các trung tâm thương mại, siêu thị như: Metro, Big C, Coop Mart, Fivimart, Intimex, Hapro, VinMart,... dự trữ bán ra các loại hàng thiết yếu phục vụ Tết tăng từ 10 đến 15% so các tháng trong năm, tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết khoảng 2.700 tỷ đồng. Trong đó, hàng Việt Nam giữ vai trò chủ đạo, chiếm 75 đến 80%. Các loại bánh, mứt, kẹo, đồ uống, thực phẩm sản xuất trong nước tiếp tục được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh rượu bia, nước giải khát sản xuất, dự trữ và đưa ra thị trường khoảng 190 triệu lít bia, sáu triệu lít rượu các loại, trị giá khoảng 6.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh bánh mứt kẹo đưa ra thị trường khoảng 30.000 tấn sản phẩm, tương đương 2.500 tỷ đồng. Bác Trần Xuân Trà (ở đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Tết năm nay, tôi thấy bánh mứt kẹo của các hãng Kinh Đô, Hải Hà, Tràng An, Bánh mứt kẹo Hà Nội… bày bán nhiều, chủng loại phong phú, mẫu mã đẹp chẳng kém gì hàng nhập khẩu mà giá phù hợp với mức thu nhập của phần đông người dân”.

Bên cạnh đó, một bộ phận người tiêu dùng Thủ đô có điều kiện và cầu kỳ hơn trong sắm Tết lại hướng đến các sản phẩm của nước ngoài. Thị trường hàng Tết năm nay ghi nhận sự thâm nhập mạnh vào thị trường Hà Nội của các loại thực phẩm, hàng hóa đến từ các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Thái-lan…, bên cạnh các sản phẩm của các nước châu Âu trước đây. Trong các siêu thị, đại lý, bánh kẹo, đồ gia dụng, thực phẩm đông lạnh, hoa quả… của nước ngoài cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn. Hệ thống siêu thị Sakura chuyên bán hàng nội địa của Nhật Bản đã nhập về hàng loạt các sản phẩm phục vụ Tết Nguyên đán như rượu, bánh kẹo, các loại hạt, mứt. Với mức giá không quá cao, mẫu mã đẹp, lạ miệng… cho nên các sản phẩm này được người tiêu dùng chọn mua khá nhiều. Các trang bán hàng trực tuyến, hàng xách tay cũng vào đợt cao điểm bán hàng Tết. Chị Hồng Nhung, chủ một cửa hàng bán hàng xách tay cho biết, dịp Tết, chị đã nhập về các loại táo Fuji Nhật Bản, cherry Niu Di-lân, nho đen Ô-xtrây-li-a, hồng một nắng Hàn Quốc… và một số loại rượu. Dù giá các mặt hàng này khá cao so với mặt bằng hàng hóa nói chung, nhưng hàng bán khá chạy vì nhiều người chọn mua để phục vụ nhu cầu biếu, tặng quà Tết.

Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, thời gian qua, để hỗ trợ các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa phục vụ Tết, thành phố đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kết nối giao thương với các doanh nghiệp, hộ sản xuất ở khu vực Tây Bắc, miền trung - Tây Nguyên và các tỉnh phía nam. Qua đó, bảo đảm nguồn hàng phong phú, đầy đủ cho thị trường khoảng mười triệu dân của Hà Nội. Các doanh nghiệp đang tổ chức dự trữ và bán hàng thường xuyên, liên tục các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết tại 1.165 điểm bán hàng trên toàn địa bàn thành phố, tăng gấp đôi số điểm bán hàng so với Tết năm 2015. Trong đó có 395 điểm bán hàng của các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá, 207 điểm bán hàng tại các huyện ngoại thành. Sở Công thương Hà Nội phối hợp các doanh nghiệp đang triển khai 179 chuyến bán hàng lưu động phục vụ nhân dân tại 18 huyện ngoại thành, tổ chức 59 điểm bán hàng bình ổn giá, nhằm đem đến cơ hội mua sắm giá hàng hóa Tết với mức giá bình ổn cho đông đảo người dân, nhất là những người dân ở khu vực xa trung tâm thành phố.

Càng sát Tết, không khí mua sắm càng tấp nập, hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại tại Hà Nội đều kéo dài thời gian mở cửa, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tất cả các siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng xăng dầu sẽ mở cửa bán hàng hết ngày cuối năm và sớm hoạt động trở lại sau Tết để tránh tình trạng các tư thương lợi dụng dịp siêu thị nghỉ Tết ép giá người tiêu dùng. Từ ngày mồng 1 đến mồng 3 Tết, các doanh nghiệp bán lẻ sẽ mở 197 điểm bán hàng. Lực lượng Công an kinh tế, Quản lý thị trường cũng sẽ thường xuyên tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kịp thời xử lý các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ, tăng giá đột biến, buôn bán hàng lậu, hàng giả… để người dân yên tâm sắm Tết, đón Xuân mới yên vui

CLICK VÀO Để Rất Có thể bạn thích => [You must be registered and logged in to see this link.]

View previous topic View next topic Back to top Message [Page 1 of 1]

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum