You are not connected. Please login or register

View previous topic View next topic Go down Message [Page 1 of 1]

ngochanemars
ngochanemars Mới Tham Gia

Tổng số bài gửi : 6

VNĐ : 18

Uy tín : 0

Gia Nhập : 2018-04-21

Quy định của pháp luật hiện hành để giải quyết tranh chấp bất động sản liền kề

Gia đình ông M mua đất và xây dựng nhà phía sau đất vườn của gia đình ông A và ông B đã hơn 20 năm. Con đường dẫn đến nhà M một nửa được xây gạch và một nửa chưa lên bậc là giáp ranh đất của hai gia đình và cũng là đường đi chung của cả xóm. Nay ông A bán đất lại cho ông C, ông C san đất để xây dựng nhà ở nhưng chỉ chừa lại còn đường 40cm dẫn đến nhà M. Vậy ông C làm như vậy là đúng hay sai? Ông M phải làm gì để đòi lại được quyền lợi của mình? Đó là một trong rất rất nhiều trường hợp tranh chấp về bất động sản liền kề. Sau đây là tư vấn pháp luật hiện hành về vấn đề này.

Xem thêm: Mua bán nhà đất tại thành phố Đà Nẵng giá rẻ

Quy định của pháp luật hiện hành để giải quyết tranh chấp bất động sản liền kề WOz1YHi
Tranh chấp về lối đi chung trở nên phổ biến ở nông thôn hiện nay

Quyền đối với bất động sản liền kề được Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền). Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề: Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc. Hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề: Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Xem thêm: Bán đất Đà Nẵng

Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề: Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền;

2. Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền;

3. Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

Thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề

Trường hợp có sự thay đổi về sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng quyền dẫn đến thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền thì chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải thông báo trước cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong một thời hạn hợp lý. Chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phù hợp với thay đổi này.

Quyền về lối đi qua, Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định : “1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Quy định của pháp luật hiện hành để giải quyết tranh chấp bất động sản liền kề YL0vAqS
Chủ sở hữu có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù”.

Xem thêm: Bán đất tại Đà Nẵng dưới 1 tỷ

View previous topic View next topic Back to top Message [Page 1 of 1]

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum